CẬN THỊ HỌC ĐƯỜNG: NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH PHÒNG NGỪA

Những năm gần đây, tỷ lệ cận thị ở lứa tuổi học sinh ngày càng tăng cao. Một số nguyên nhân chính dẫn đến cận thị là chế độ sinh hoạt và dinh dưỡng thiếu hợp lý, tư thế ngồi học không đúng, bàn học thiếu ánh sáng, trẻ em tiếp xúc sớm với các thiết bị điện tử…

Nhằm giúp mọi người hiểu hơn về cận thị học đường và có thêm kiến thức chăm sóc mắt để phòng ngừa cận thị cho trẻ, nhãn hàng thuốc nhỏ mắt V.Rohto Vitamin thuộc công ty Rohto-Mentholatum (Việt Nam) đã tổ chức buổi tư vấn trực tuyến với chủ đề “CẬN THỊ HỌC ĐƯỜNG: NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH PHÒNG NGỪA” trên fanpage V.Rohto Việt Nam. Chương trình có sự tham gia của PGS-TS Trần An – Nguyên Phó Giám đốc bệnh viện Mắt Trung Ương, Dược sĩ Nguyễn Thị Ngọc Thu – đại diện công ty Rohto-Mentholatum (Việt Nam) và MC – Diễn viên Trịnh Kim Chi.

Bác sĩ Trần An, Dược sĩ Ngọc Thu & MC – Diễn viên Trịnh Kim Chi

Dù buổi tư vấn chỉ diễn ra trong 1 tiếng, nhưng các chuyên gia đã cung cấp rất nhiều thông tin bổ ích về cận thị, cũng như giải đáp những thắc mắc liên quan đến vấn đề này. Hãy cùng xem lại một số câu hỏi được quan tâm nhất trong chương trình nhé!

1/ Nhiều gia đình cho con tiếp xúc với thiết bị điện tử từ sớm. Mỗi khi cho ăn sẽ cho bé xem TV để bé tập trung ăn hoặc khi quấy khóc cũng cho bé xem TV hay ipad để dỗ các bé. Đây có phải là một trong những nguyên nhân làm cho bé bị cận thị không ạ?

Bác sĩ Trần An: Đây đúng là tình trạng phổ biến hiện nay. Khi trẻ xem TV, điện thoại, ipad, mắt trẻ nhìn màn hình ở khoảng cách gần. Nếu chúng ta lạm dụng và cho trẻ tiếp xúc quá sớm với các phương tiện công nghệ này, thị giác của các em sẽ bị tổn thương nhanh hơn so với bình thường, về lâu dài dẫn đến suy giảm thị lực. Ngoài ra, yếu tố di truyền, môi trường ánh sáng không đảm bảo và tư thế ngồi học không đúng cũng là nguyên nhân chính gây ra cận thị. Nếu trong gia đình có bố hoặc mẹ bị cận thị từ 6 diot trở lên thì mức độ di truyền là 100%.

2/ Nhiều phụ huynh có con em bị cận chắc chắn sẽ lo lắng khi thấy con tăng độ cận. Làm thế nào để ngăn ngừa tình trạng này thưa bác sĩ?
Bác sĩ Trần An: Để hạn chế tăng độ cận, các bạn nên lưu ý những điều sau:

–    Sắp xếp thời gian học tập và nghỉ ngơi hợp lý: Các bạn chỉ nên cho trẻ học tập, xem TV, chơi ipad, đọc sách… từ 45 phút đến 1 tiếng. Sau đó, các em cần nghỉ giải lao 10-15 phút bằng cách nhìn xa 6 m hoặc ra ngoài chơi, tham gia các hoạt động ngoài trời để mắt thư giãn.

–    Nhắc nhở các em ngồi học đúng tư thế và ở nơi có đủ ánh sáng: Khi ngồi, cột sống phải vuông góc với ghế, hai tay để lên bàn và mắt cách vở 35-40 cm. Ánh sáng phải chiếu từ trên cao xuống và từ trái qua nếu các em thuận tay phải.

–    Đeo kính đúng độ cận: Hiện nay ngoài thị trường có nhiều cửa hàng kính, phụ huynh thường dẫn các con đến đo mắt bằng máy khúc xạ để mua kính nhưng không phải tất cả trường hợp đều đúng. Vì vậy, các bạn cần đưa con em mình đến bác sĩ chuyên khoa khám và tư vấn chính xác.

–    Đảm bảo chế độ ăn uống đa dạng để cung cấp đủ vitamin và dưỡng chất cần thiết cho mắt. Các bạn nên chọn thực phẩm tươi để chế biến và ăn ngay khi nấu xong để các vitamin trong thực phẩm không bị mất đi.

3/ Cháu bị cận thị có thể dùng thuốc nhỏ mắt V.Rohto Vitamin được không ạ?

Dược sĩ Ngọc Thu: Khi bị cận thị hay không bị cận thị, bạn đều có thể dùng thuốc nhỏ mắt V.Rohto Vitamin. V.Rohto Vitamin giúp bổ sung vitamin cần thiết cho mắt, hỗ trợ tình trạng suy giảm thị lực, giúp mắt sáng khỏe hơn. Bạn nên dùng V.Roho Vitamin mỗi ngày, 5-6 lần/ ngày, 2-3 giọt/ lần để đạt hiệu quả tốt nhất.

4/ Em bị cận nhưng chỉ đeo kính khi thật sự cần thiết (đọc sách, đi đường, làm việc) thì được không ạ?

Bác sĩ Trần An: Đeo kính thường xuyên và đeo kính tùy lúc sẽ căn cứ vào khám cụ thể. Bác sĩ chuyên khoa sẽ khuyên bạn nên đeo kính theo chế độ nào. Về nguyên tắc, số cận thị thấp và nhìn rõ khi nhìn gần thì không phải đeo và chỉ cần đeo khi nhìn xa. Số cận thị cao, nhìn xa và gần đều không rõ thì phải đeo kính thường xuyên và liên tục. Bạn nên đi khám chuyên khoa để bác sĩ đưa lời khuyên cụ thể và thích hợp nên hay không đeo kính thường xuyên để tránh tăng độ cận.

5/ Phương pháp chữa cận thị mới nhất hiện nay ở Việt Nam là gì thưa bác sĩ?

Bác sĩ Trần An: Có 3 nhóm chữa cận thị hiện nay được áp dụng tại Việt Nam và thế giới:

•    Nhóm đeo kính cận

•    Nhóm dùng kính tiếp xúc hay còn gọi là kính áp tròng

•    Nhóm phẩu thuật

Tùy vào độ cận và nhóm tuổi, bạn có thể chọn nhóm chữa cận thị phù hợp để điều trị.

6/ V.Rohto Vitamin có giúp phòng ngừa tăng độ cận không dược sĩ?

Dược sĩ Ngọc Thu: Thuốc nhỏ mắt V.Rohto Vitamin chứa vitamin E, B6, Na và K giúp hỗ trợ cải thiện tình trạng suy giảm thị lực. Những dưỡng chất này sẽ hấp thụ trực tiếp qua giác mạc, giúp thúc đẩy tuần hoàn máu, gia tăng sự trao đổi chất của tế bào mắt, làm giảm triệu chứng mờ và mỏi mắt. Bên cạnh đó, bạn cũng nên bổ sung các thực phẩm giàu vitamin A, C, E như cà rốt, trứng, cá, các loại rau xanh trong bữa ăn hằng ngày; và cho trẻ khám mắt định kỳ mỗi 6 tháng.

Các bạn có thể xem thêm nhiều câu hỏi khác trong buổi tư vấn trực tuyến “CẬN THỊ HỌC ĐƯỜNG: NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH PHÒNG NGỪA” tại đây.

Posted in Tin tức.